Hỗ trợ trực tuyến

Ms. Huyền

0982 795 232 support_skype

Mr. Minh

0988 396 220 support_skype

Ms. Thùy Dương

0944 961 369 support_skype

0982 795 232
0384 041 804
Danh mục quà tặng
Chọn quà tặng
Thống kê truy cập

Đang online: 2

Tổng truy cập: 1,450,123

Hôm nay: 664 khách

Mạng xã hội

Tại sao ngày Giáng Sinh lại là ngày 25 tháng 12 ?

Giáng sinh là ngày lễ kỷ niệm sự ra đời của chúa Jesus, con của chúa trời. Tên gọi “Christmas” có nguồn gốc từ lễ kỷ niệm bữa tiệc ly của chúa Jesus. Lễ ban thánh thể Mass service thường được gọi là Communion, hay Eucharist là nơi mà các tín đồ tưởng nhớ sự hồi sinh của chúa Jesus sau khi đã hi sinh bản thân vì con dân.

 Lễ ban thánh thể là lễ duy nhất được cho phép diễn ra sau khi mặt trời lặn (và trước mặt trời mọc ngày hôm sau), do vậy, mọi người tổ chức lúc nửa đêm. Chính từ đó chúng ta có tên Christ-Mass, viết ngắn lại thành Christmas.

Ngày nay, giáng sinh được tổ chức trên toàn thế giới cho dù có là tín đồ Thiên Chúa hay không. Đó là lúc gia đình, bạn bè tề tựu, quay quần bên nhau, cùng ôn lại kỷ niệm xưa. Mọi người và đặc biệt là lũ trẻ rất thích lễ Giáng Sinh bởi chúng sẽ được nhận và tặng quà.

NGÀY GIÁNG SINH

Không một ai biết chính xác chúa Jesus ra đời khi nào, ngay cả trong Kinh Thánh cũng không được đề cập đến. Vậy tại sao chúng ta lại kỷ niệm ngày sinh nhật của chúa vào 25 tháng 12? Các tín đồ Thiên Chúa đầu tiên đã có những tranh luận nên tổ chức lễ kỷ niệm vào ngày nào. Jesus có lẽ không sinh ra vào năm 1 sau Công Nguyên mà là sớm hơn 1 chút, khoảng năm 2 trước Công Nguyên  hoặc năm 7 trước Công Nguyên (không có năm 0 sau Công Nguyên). Ngày được ghi nhận đầu tiên được tổ chức vào 25 tháng 12 năm 336 sau Công Nguyên trong suốt thời kỳ hoàng đế La Mã (là hoàng đế La Mã cơ đốc đầu tiên). Sau một vài năm Pope Julius I đã tuyên bố rằng ngày ngày 25 tháng 12 sẽ là ngày kỷ niệm sự ra đời của chúa Jesus.

Có rất nhiều lý thuyết cũng như truyền thống lý giải tại sao Giáng Sinh được diễn ra vào 25 tháng 12. Theo những tín đồ đầu tiên, đó là ngày Đức mẹ Mary được thông báo rằng bà đang mang trong mình một đứa trẻ đặc biệt, Jesus vào ngày 25/3 (được gọi là the Annunciation - ngày tổng thiên thần Gabriel hiện xuống báo tin mừng cho Đức mẹ Maria), ngày nay, vẫn được kỷ niệm vào 25/3. Và 9 tháng sau ngày thông báo tức 25/12, chúa Jesus ra đời. Theo các tín đồ trước đây, 25/3 cũng chính là ngày thế giới được hình thành và là ngày Jesus qua đời khi ngài trưởng thành.

25/12 được chọn cũng bởi đây là ngày Đông Chí, khi mà lễ hội mùa đông của tín đồ ngoại giáo cổ đại 'Saturnalia' và 'Dies Natalis Solis Invicti' diễn ra – Đây chính là ngày để mọi người kỷ niệm những ngày đáng nhớ ấy.

Đông Chí là ngày có khoảng cách thời gian giữa lúc mặt trời mọc và lặn ngắn nhất. Nó rơi vào khoảng ngày 21 hoặc 22 tháng 12. Đối với tín đồ ngoại giáo, nó có nghĩa rằng mùa đông đã qua và mùa xuân đang tới gần, do đó họ làm lễ kỷ niệm, cầu nguyện ánh sáng mặt trời sẽ chiến thắng được bóng tối của mùa đông lạnh lẽo. Ở Scandinavia và một vài nơi Bắc Âu, Đông Chí còn được gọi là lễ giáng sinh, khi mà ta có thể lấy củi khô đốt vào đêm Noel. Ở Đông Âu, lễ hội giữa mùa đông được gọi là Koleda.

Lễ hội Saturnalia của người La Mã diễn ra khoảng giữa ngày 17 - 23 tháng 12 để thể hiện sự kính trọng thần Saturn. Trong khi đó, Dies Natalis Solis Invicti mang ý nghĩa “ngày sinh của mặt trời bất bại”, của vị thần Mithra được tổ chức vào 25/12 (là lúc mà người La Mã cho rằng Đông Chí xảy ra). Theo tôn giáo thờ vị thần Mithraism, ngày cử hành lễ hội rơi vào chủ nhật và đó chính là nguồn gốc tên gọi của nó.

Những tín đồ thiên chúa có lẽ đã tạo cho lễ hội một ý nghĩa mới – để kỷ niệm ngày sinh con trai của vị thần mặt trời bất khả chiến bại (trong Kinh Thánh, nhà tiên tri về chúa Jesus được gọi là mặt trời của sự công bằng).

Lễ hội ánh sáng của người Do Thái Hanukkah bắt đầu vào ngày 25 tháng 3 (tháng theo lịch của người Do Thái xảy ra cùng thời điểm với tháng 12). Hanukkah diễn ra khi người Do Thái có thể tái hiến dâng và cầu nguyện trong đền chùa ở thánh địa Jerusalem sau nhiều năm không được phép tiến hành tín ngưỡng

Jesus là người theo đạo, đây cũng có thể là lí do để các giáo hội chọn ngày 25/12 để kỉ niệm giáng sinh.

Giáo hội cũng đã chọn ngày 6/1 để tổ chức giáng sinh và kỷ niệm lễ hiển linh (sự khải huyền Jesus chính là con của chúa) và lễ rửa tội.  Ngày nay, lễ hiển linh chủ yếu kỷ niệm việc nhà thông thái đến tận Bethlehem tôn vinh chúa hài đồng. Mọi người coi sự khải huyền của chúa Jesus còn quan trọng hơn so với ngày sinh bởi đó là lúc ngài bắt đầu trở thành mục sư. Mọi người về sau tách riêng biệt ngày này với ngày sinh của chúa.

Hầu hết ở mọi nơi trên thế giới đều thay thế lịch La Mã hay Julian bằng việc sử dụng lịch Gre-goa do giáo hoàng Gregory XIII ban hành năm 1582.

Lịch Gregorian chính xác hơn so với lịch La Mã bởi lịch La Mã có quá nhiều ngày trong một năm. Việc bỏ mất 10 ngày tức là sau ngày 4/10 sẽ là 15/10/ 1582. Ở Anh, thay đổi lịch diễn ra năm 1752. Sau ngày 2/9/1752 sẽ là ngày 14/9/1752

Nhiều giáo hội chính thống và giáo hội cơ đốc Ai Cập vẫn sử dụng lịch Julian và tổ chức giáng sinh vào ngày 7/1 (25/12 theo lịch Julian). Giáo hội Armenian Apostolic kỷ niệm vào ngày 6/1. Ở một vài nơi nước Anh, ngày 6/1 vẫn được gọi là giáng sinh cổ bởi đó là ngày giáng sinh được diễn ra nếu không thay đổi lịch. Một số người không muốn sử dụng lịch mới bởi như thế họ sẽ mất 11 ngày.

Tín đồ cơ đốc tin rằng Jesus chính là nguồn sáng của thế giới, do vậy những tín đồ trước đây nghĩ rằng đó là thời gian chính xác nhất để kỷ niệm ngày sinh của chúa Jesus. Họ cũng tiếp quản một vài phong tục từ  Đông Chí và đặt cho chúng ý nghĩa giáng sinh như cây nhựa ruồi Holly, tầm gửi Mistletoe hay thậm chí là bài hát mừng giáng sinh Carols/ St Augustine là người tiên phong khởi xướng kỷ niệm giáng sinh ở Anh thông qua việc truyền bá đạo thiên chúa vào thế kỷ thứ 6. Ông ấy đến từ các đất nước sử dụng lịch La Mã, do đó các nước phương Tây sẽ kỷ niệm giáng sinh vào ngày 25/12. Mọi người đến từ Anh và Tây Ây tổ chức giáng sinh vào ngày 25/12 trên toàn thế giới.